Áp dụng các mô hình sản xuất xanh góp phần tạo ra nhiều tín chỉ carbon

Ngày 9-7, Công ty CP Sàn giao dịch tín chỉ Carbon ASEAN  đã phối hợp với các đơn vị tổ chức tọa đàm “Tín chỉ carbon trong lĩnh vực nhựa, nông nghiệp, lâm nghiệp, bền vững nguồn nước”.

Tại tọa đàm, ông Nguyễn Võ Trường An, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sàn giao dịch tín chỉ Carbon ASEAN, cho biết lĩnh vực nông nghiệp của ĐBSCL có nhiều tiềm năng để tạo tín chỉ carbon. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phát triển tín chỉ carbon tại ĐBSCL được xem là giải pháp bền vững cho nguồn nước và sinh kế ở đây. Hiện nay, tại ĐBSCL đang triển khai các mô hình, dự án tiêu biểu như mô hình nuôi tôm sú kết hợp trồng rừng ngập mặn ở Cà Mau; dự án lúa gạo giảm phát thải của Tập đoàn Lộc Trời tại An Giang; dự án trồng rừng ngập mặn kết hợp du lịch sinh thái ở Trà Vinh.

20240709_085413.jpg
Ông Nguyễn Võ Trường An, Phó Tổng Giám đốc, Công ty CP Sàn giao dịch tín chỉ Carbon ASEAN, chia sẻ thông tin tại tọa đàm

Nghiên cứu cho thấy, trong mô hình canh tác lúa, 1ha có thể tạo ra khoảng 7-8 tín chỉ carbon/năm. Nếu giá 1 tín chỉ khoảng 10-12 USD thì 1ha lúa có thể đem lại nguồn thu khoảng 100-120 USD/năm. Nếu áp dụng các giải pháp canh tác tiên tiến sẽ giảm 50% lượng phát thải so với canh tác truyền thống, trung bình canh tác lúa truyền thống phát thải khoảng 1 tấn CO2/ha/vụ.

Trong khi đó, nếu nuôi tôm quảng canh cải tiến sẽ giảm được 80% lượng phát thải so với nuôi tôm thâm canh. Với quy mô 200ha nuôi tôm có thể tạo ra được khoảng 560 tín chỉ carbon/năm.

20240709_104753.jpg
Các chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ thông tin tại tọa đàm

Trong lĩnh vực nhựa, ông Chung Tấn Cường, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa TPHCM, cũng cho biết lộ trình trung hòa carbon đã được Chính phủ ban hành, do vậy, các doanh nghiệp cần phải cấp bách triển khai các biện pháp chuyển đổi sản xuất xanh, cơ sở phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Mặt khác, Chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh công tác thu gom, tái chế, tái sử dụng nhằm hạn chế tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường. Như vậy, ngành nhựa cần đầu tư máy móc công nghệ mới phục vụ nhu cầu thị trường, tạo cơ hội cho các nhà cung ứng thiết bị máy móc và nguyên vật liệu mới trong tương lai. Trong danh sách hơn 1.900 doanh nghiệp cần phải kiểm kê khí nhà kính trong năm 2024 này có tên nhiều doanh nghiệp nhựa ở TPHCM.

Hiện tại, Hiệp hội Nhựa TPHCM đang tìm cách hỗ trợ các doanh nghiệp lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính đúng hạn và quá trình này các doanh nghiệp có thể kết hợp ngay từ ban đầu để xây dựng tín chỉ carbon bán trong tương lai. Tiềm năng tạo tín chỉ carbon trong ngành nhựa sẽ rất lớn nếu như các doanh nghiệp đầu tư thực hiện chuyển đổi xanh đồng bộ.

MINH HẢI

Bài cùng chuyên mục

NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM TẠI CT GROUP: GIEO HẠT GIỐNG XANH VÀ YÊU THƯƠNG

Từ lâu, chương trình chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam đã trở thành hoạt…

ĐOÀN CỨU TRỢ CT GROUP MANG YÊU THƯƠNG ĐẾN PHÚ THỌ, YÊN BÁI, TUYÊN QUANG, LÀO CAI

Trong những ngày qua, chuyến xe chở đầy yêu thương từ Tập đoàn CT Group đã lăn…

LÒNG BIẾT ƠN VÀ VĂN HÓA KỶ LUẬT: KHÁM PHÁ NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẸP TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

Ngày 24/8 vừa qua, tại Tập đoàn CT Group đã diễn ra workshop đặc biệt…

error: Content is protected !!